1.Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước:Ngay từ đầu tháng 4 năm 1975, Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền đã ra chỉ thị cho mặt trận đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị gấp cho tổng công kích và tổng khởi nghĩa phối hợp với mặt trận Sài Gòn - Gia Định. Chỉ thị quy định đồng loạt tiến công và nổi dậy từ ngày 29 tháng 4 theo phương châm đã nêu là tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã bằng lực lượng của địa phương mình.
Chiến dịch bắt đầu từ ngày 4 tháng 1 và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975, chỉ trong 55 ngày đêm, với quyết tâm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tốc độ "một ngày bằng 20 năm" với sức mạnh áp đảo cả về quân sự và chính trị tích luỹ từ nhiều năm, quân và dân ta đã giành toàn thắng bằng ba chiến dịch lớn: Chiến dịch giải phóng toàn bộ Tây Nguyên mở đầu bằng trận đánh Buôn Ma Thuột; Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng, quét sạch địch ở ven biển miền Trung và kết thúc là Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn - Gia Định để dẫn tới giải phóng các tỉnh còn lại của Nam Bộ. Hơn một triệu quân nguỵ và tất cả bộ máy nguỵ quyền bị đập tan, chế độ thực dân mới được Mỹ dốc sức xây dựng trong hai chục năm sụp đổ hoàn toàn.
Chính những cuộc nổi dậy của nhân dân miền Nam dưới những hình thức khác nhau ở hầu khắp các địa phương trong Mùa Xuân 1975 đã góp phần có ý nghĩa quyết định vào "tốc độ thần tốc" của cả trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, cũng như nhịp độ tiến công vũ bão của các binh đoàn chủ lực. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 giành toàn thắng, đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chiến thắng 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng đề ra.
2. Ngày Quốc tế lao động 1/5:Được xem là ngày mừng thắng lợi đã đạt được, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới và biểu lộ tình đoàn kết với những người lao động các nước khác. Ngày 1/5 cũng là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Ngày nay, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tại Việt Nam,Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên được tổ chức vào năm 1930. Ngày 1/5/1930 - lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân ở Đông Dương, giai cấp công nhân nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã biểu tình ngoài đường phố để biểu dương tình đoàn kết cách mạng với công nhân quốc tế, đồng thời đấu tranh trực diện với bọn đế quốc thực dân Pháp, đòi Pháp phải cải thiện điều kiện làm việc, phải tăng lương và thực hiện luật lao động ngày làm việc 8 giờ. Đó là điểm bắt đầu cho cả cao trào 1930 - 1931 với đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỷ niệm mit-tinh trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 20 vạn nhân dân lao động.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập,Chủ tịch Hồ Chí Minhđã ký Sắc lệnh số 22c NV/CC ngày 18/2/1946 về những ngày nghỉ Tết, lễ kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo, trong đó công bố: Ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức và công nhân lao động cả nước sẽ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương.
Kỷ niệm 138 năm ngày Quốc tế Lao động1/5/2023 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vai trò, vị trí, những đóng góp to lớn của lực lực lượng công nhân và người lao động cho sự phát triển của xã hội.
Kính thưa toàn thể nhân dân!
Ôn lại kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm ngày quốc tế Lao động 1/5, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Yên Ninh sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó nhằm thúc đẩy toàn diện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng - an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng quê hương thị trấn Yên Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh.